Biển Báo 411: Ý Nghĩa Và Quy Định Tài Xế Cần Biết

Biển 411 còn được gọi là . Loại biển này sẽ chỉ cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường. Khi nhìn thấy biển báo, tài xế sẽ phải đi theo hướng đã chỉ dẫn trên làn đó.

cho biết, hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Khi đó, người điều khiển phương tiện trên đoạn đường đó sẽ phải chấp hành theo thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu như sau:

1. Hiệu lệnh của những người điều khiển giao thông;

2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;

3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

4. Vạch kẻ đường.

Tuy nhiên, nếu các hình thức báo hiệu được bố trí đồng thời ở cùng một khu vực có ý nghĩa khác nhau thì người lái xe phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự:

1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

2. Tín hiệu đèn hoặc cờ;

3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

4. Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Còn đối với trường hợp vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo hiệu đặt cùng một nơi mà ý nghĩa sử dụng của vạch kẻ đường mâu thuẫn với ý nghĩa sử dụng của biển báo hiệu thì người lái xe phải tuân theo sự điều khiển cuả biển báo hiệu.

Các quy định này được áp dụng theo Điều 2, Điều 3 và Điều 53 của Luật GTĐB 2008. Theo đó, các hiệu lực và ý nghĩa này sẽ có một kết quả về sự tác động của biển phân làn, vạch kẻ lên nhau như sau:

  • Không có biển phân làn 411, có vạch kẻ và mũi tên kết hợp với đèn tín hiệu thì tài xế phải tuân theo mũi tên dưới lòng đường và đèn tín hiệu, khi nào đèn tín hiệu màu xanh theo hướng đi thì phương tiện phải đứng ở làn theo mũi tên đúng theo tín hiệu màu xanh được đi.
  • Không có biển phân làn 411, không có đèn báo rẽ theo hướng, phương tiện vẫn phải tuân theo hướng mũi tên trên đường.
  • Có biển phân làn 411, không có mũi tên, không có đèn tín hiệu thì phương tiện tuân theo biển phân làn. Rẽ hướng nào thì đứng vào làn hướng đó.
  • Khi biển phân làn 411, mũi tên không giống nhau thì phương tiện tuân theo biển 411.
  • Đèn tín hiệu không có tác dụng phân làn, chỉ có tác dụng báo dừng khi đèn đỏ và đi khi đèn xanh.
  • Mũi tên chỉ hướng nằm trong nhóm vạch chỉ dẫn chứ không nằm trong nhóm vạch cấm, vẽ dưới đường kết hợp thêm chứ không có tác dụng bắt buộc phải theo nếu như không có biển 411.

Không ít người hiểu lầm ý nghĩa chỉ dẫn hướng đi trên các làn của biển 411 thành biển phân làn (biển này gọi là biển 412). Điều này dẫn đến vi phạm lỗi "đi sai làn đường" với mức phạt nặng hơn nhiều.

Bên cạnh đó, biển 411 và vạch kẻ đường số 1.18 luôn được sử dụng chung với nhau theo quy định của Quy chuẩn 41. Như vậy người đi được sẽ có 2 căn cứ để nhận biết được hướng đi trên từng làn đường đó. Theo quy định thì phải có đủ cả biển và vạch mới được tính nhưng một số đoạn đường lại không có đủ cả 2 loại tín hiệu này khiến lái xe bị khó hiểu. Tuỳ vào từng trường hợp, mọi người có thể xử lý như sau:

Biển 411 dùng để chỉ dẫn hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường nên nếu không có vạch kẻ dưới đường mà bạn không may đi không đúng hướng chỉ trên biển cũng sẽ không bị phạm luật.

Tài xế cần đi theo mũi tên chỉ hướng đi vì nếu đi sai hướng mũi tên vẽ trên mặt đường sẽ bị phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.

Trường hợp này rất hiếm có thể xảy ra vì chúng mâu thuẫn với nhau. Nếu không may biển báo và vạch kẻ đường 1.18 chỉ hướng đi không giống nhau là do lỗi của người cắm biển và vẽ vạch. Khi đó, tốt nhất tài xế cứ lái theo hướng mình cần đi nhưng làm sao phải đảm bảo được an toàn cho mình và các phương tiện xung quanh.

Áp dụng theo Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 4; điểm a khoản 5; điểm a khoản 6 sẽ bị phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng.

Next Post Previous Post